Các thương quyền cơ bản Thương quyền vận tải hàng không

Dưới đây là 9 thương quyền cơ bản trong vận tải hàng không quốc tế.Thông thường, các quốc gia khi ký kết hiệp định hàng không song phương hay đa phương thường nhất trí về các thương quyền 1, 2, 3 và 4.Nhưng từ thương quyền 5 đến 9 việc đàm phán, ký kết thường rất khó khăn, phức tạp. Riêng hai thương quyền 8 và 9 (thương quyền khai thác nội địa) hầu như rất hiếm quốc gia nào chấp nhận cho các hãng máy bay nước ngoài vào khai thác các điểm đến nội địa trong nước mình.

  • Thương quyền 1: Quyền được tự do bay trên lãnh thổ của quốc gia nhưng không hạ cánh[2]. Ví dụ máy bay Vietnam Airlines bay tuyến Hà Nội-Bangkok bay qua không phận Lào.
  • Thương quyền 2: Quyền được quyền hạ cánh xuống lãnh thổ của quốc gia vì các lý do phi thương mại trong những trường hợp cần thiết và có báo trước. Như để tiếp nhiên liệu, sửa chữa máy bay[2]. Ví dụ máy bay công ty hàng không Nhật Bản bay tuyến Tokyo-Sydney nhưng dừng lại đổ xăng tại Singapore.
  • Thương quyền 3: Quyền lấy tải thương mại (hành khách, hàng hoá, thư tín) từ quốc gia của hãng chuyên chở tới lãnh thổ nước ngoài[2]. Ví dụ máy bay của công ty hàng không Malaysia bay tuyến Kuala Lumpur-Đà Nẵng.
  • Thương quyền 4: Quyền lấy tải thương mại (hành khách, hàng hoá, thư tín) trên lãnh thổ nước ngoài chuyên chở về nước của hãng khai thác[2]. Ví dụ một công ty hàng không Mỹ bay tuyến Toronto-Chicago.
  • Thương quyền 5: Quyền nhận hành khách, hàng hoá, thư tín từ nước thứ hai để chở đến nước thứ ba và quyền nhận hành khách, hàng hoá, thư tín từ nước thứ ba để chở đến nước thứ hai[2]. Ví dụ một công ty hàng không Việt Nam bay tuyến Paris-Viêng Chăn-Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Thương quyền 6: Quyền lấy hành khách, hàng hoá, thư tín từ một quốc gia thứ hai đến một quốc gia thứ ba qua lãnh thổ thuộc nước của nhà khai thác[2]. Ví dụ một máy bay của công ty hàng không Việt Nam bay tuyến Luân Đôn-Hà Nội-Phnôm Pênh.
  • Thương quyền 7: Quyền được khai thác tải thương mại giữa hai nước hoàn toàn ở ngoài nước của nhà khai thác[2]. Ví dụ một máy bay của công ty hàng không Trung Quốc bay tuyến Hà Nội-Bangkok.
  • Thương quyền 8:Quyền được khai thác tải thương mại từ một thành phố này ở nước ngoài đến một thành phố khác của cùng nước đó nhưng các chuyến bay phải được xuất phát từ nước của nhà khai thác[2]. Ví dụ một máy bay của công ty hàng không Thái Lan bay tuyến Hà Nội-Đà Nẵng-Bangkok.
  • Thương quyền 9: Quyền được khai thác tải thương mại từ một thành phố này ở nước ngoài đến thành phố khác của nước đó nhưng máy bay không xuất phát từ nước của nhà khai thác[2]. Ví dụ một máy bay của công ty hàng không Hoa Kỳ bay tuyến Hà Nội-Thành phố Hồ Chí Minh